Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Kiêng kỵ khi sử dụng trà

Bạn không nên đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng vì khi đó vitamin CTrong lá trà sẽ bị phá hủy, nước lại có vị đắng chát. Cũng không nên nhai nuốt lá trà vì có thể sẽ "ăn" vào một số chất gây ung thư.

Uống trà là thói quen của rất nhiều người VN, tuy nhiên uống như thế nào để có lợi cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học đã đưa ra một số điều nên tránh khi dùng loại đồ uống này:

Đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng

Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy.

Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước trà có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá trà còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.

Nhai nuốt lá trà

Nhai sống lá trà rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.

Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.

Các tính toán cho thấy, nếu sau bữa ăn bạn pha 15 g trà uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm 50%, lâu ngày dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Uống nước trà pha để lâu

Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.

Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất.

Uống trà quá đặc

Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, việc uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

Uống trà lúc đói

Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói, hiệu suất hấp thu cao nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá trà được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say trà".

Uống trà ngay sau khi ăn thịt dê, thịt chó

Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá trà có nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

Dùng nước trà để uống thuốc

Nhiều người có thói quen dùng nước trà để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà, các chất có trong lá trà như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamin được hòa tan trong nước. Khi dùng nước trà uống thuốc, các thành phần trong nước trà và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.

                                     Theo Tri thức trẻ

11 loại trà dược an thần

11 loại trà dược an thần
Nếu không may lâm vào tình trạng mất ngủ, đã dùng nhiều loại thuốc an thần,


Trấn tĩnh của y học hiện đại mà hiệu quả còn hạn chế, bạn nên mạnh dạn sử dụng một số loại trà dược an thần của y học cổ truyền.
Đông y có thể cung cấp nhiều công thức trà dược hiệu quả mà đơn giản, dễ chế biến, dễ dùng và rất rẻ tiền:
Toan táo nhân sao thơm, mỗi ngày sau bữa cơm tối lấy chừng 15-30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà. Có thể hòa thêm chút đường trắng cho dễ uống. Thích hợp cho những người bị mất ngủ mà thể chất suy nhược, hay vã mồ hôi, cảm giác bồn chồn không yên, hồi hộp trống ngực, giấc ngủ không sâu, mê mộng nhiều.

Nấm linh chi thái nhỏ, nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3 g, hãm với nước sôi trong bình kín. Sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người bị mất ngủ có kèm cao huyết áp, bệnh tim, bệnh gan, ho hen, thể chất hư nhược.

Tâm sen 2 g, cam thảo sống 3 g, hai thứ sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người bị mất ngủ có kèm cảm giác nóng như lửa đốt trong ngực, lòng bàn tay, bàn chân, miệng khô họng khát, niêm mạc miệng viêm loét, tinh thần buồn phiền bất an. Có thể mỗi ngày dùng 2 lần như trên.

Cành và lá lạc tươi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày lấy 30 g sắc với 400 ml nước, cô còn một nửa, chế thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Thường dùng cho những người bị mất ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, hay mê mộng, dễ cáu giận, trong lòng bồn chồn không yên, có thể có cao huyết áp.

Đăng tâm thảo 5 g, lá tre tươi 30 g. Hai thứ cho vào bình kín, hãm với nước sôi, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Thường dùng cho những người bị mất ngủ do mắc các bệnh có sốt cao khiến môi khô miệng khát, tâm thần bất định, mê sảng bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...

Phục thần 100 g, táo nhân 100 g. Hai vị tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 20 g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20-30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Thường dùng cho những người bị mất ngủ do tâm khí bất túc, tim đập nhanh, dễ hồi hộp, trí nhớ giảm sút.

 Long xỉ 90 g, thạch xương bồ 30 g. Hai vị tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 20 g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20-30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người bị mất ngủ kèm theo trạng thái tâm thần bất an, hay hồi hộp, có thể có cơn co giật như động kinh.

Ngũ vị tử, kỷ tử và toan táo nhân lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho những người bị mất ngủ sau khi mắc bệnh, đầu choáng mắt hoa, trí nhớ suy giảm, giấc ngủ không sâu, nhiều mộng mị.

Mỗi ngày lấy 60 g tang thầm(quả dâu chín) và 20 g mật ong hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Thường dùng cho những người bị mất ngủ có kèm thiếu máu, râu tóc sớm bạc, đầu choáng mắt hoa, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết...

Đậu đen 30 g, phù tiểu mạch 30 g, hạt sen 20 g, đại táo 7 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Tất cả các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm đường phèn, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị mất ngủ kèm tình trạng vã mồ hôi nhiều, tinh thần mỏi mệt, trí nhớ giảm sút...

Hợp hoan hoa 6 g, đường trắng vừa đủ. Hợp hoan hoa rửa sạch, cho vào ấm hãm với nước sôi, sau chừng 20 phút thì dùng được, chế thêm đường thắng, uống trong ngày thay trà. Dùng cho người bị mất ngủ kèm theo đau đầu, tức ngực sườn, tinh thần buồn bực khó chịu, dễ cáu giận.

Những tác dụng của việc uống trà

Những tác dụng của việc uống tràNhững tác dụng của việc uống tràViệc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.
Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà.

Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già.

Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.



  • Theo Thanh Niên
  • Trà cung đình huế


    Công dụng của Trà
    Trong thành phần của Trà Cung Đình Huế bao gồm rất nhiều loại thảo dược, ví như: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vi thảo dược có một chức năng một công dụng riêng, tác dụng đến từng bộ phận của cơ thể. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền sẽ tạo ra một sản phẩm độc nhất vô nhị về công dụng, bao gồm:
    * Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ.
    * Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cholestorol.
    * Bổ khi huyết, thanh nhiệt, giảm độc, mát gan, đẹp da, hết mụn.
    Ngoài ra, sản phẩm này còn tốt cho những người mắt yếu, tiểu đường, sỏi thận. Đặc biệt rất thích hợp với phụ nữ.




    Cách pha chế trà


    CÁCH THƯỞNG THỨC:  Trộn đều gói trà, cho 30g Trà thêm 2-3 trái táo vào bình, đổ nước sôi, tráng nước đầu. Châm nước sôi vào, 5 phút sau sẽ cho ra một bình Trà Cung Đình Nhất Dạ Đế Vương để thưởng thức. Có thể bỏ ấm nấu sôi, để nguội, đóng chai, bỏ tủ lạnh uống hàng ngày, mùa hè thêm đá.
    BẢO QUẢN: Để Trà nơi khô ráo, thoáng mát.
    Danh trà Đức Phượng xin có đôi lời tâm giao: Trải qua bao thăng trầm của thời gian, mỗi chúng ta ai cũng trải qua một lần uống một ly trà nóng hoặc lạnh. Ngày xưa có trà Bắc Thái, trà móc câu, trà sen, trà lài. Mỗi loại trà có một đặc tính riêng của nó. Trà Bắc Thái, trà móc câu khi uống vô thì khó ngủ. Trà ướp xen ướp lài uống vô, hương vị đâu phải là hương tự nhiên, nếu có thì rất ít. Và ngày nay, khi trà túi lọc ra đời thì ta đâu có thể quan sát được đó là nguyên liệu gì mà người ta say ra.
    Còn bây giờ, nếu bạn pha một bình Trà Cung Đình vào một bình thuỷ tinh, khi đó bạn sẽ cảm thấy rõ ràng cái tinh hoa của nó. Những bông hoa cúc, hoa lài xoè nở, những trái hồng táo, đại táo khoe màu và khi thưởng thức cái vị ngọt lịm thanh tao nơi đầu môi chót lưỡi. Ôi tuyệt vời làm sao!