Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHÈ XANH HỢP LÝ

Hiện nay nước chè xanh là thức uống rất được nhiều người ưa chuộng bởi những tác dụng có lợi của nó. Nhiều người còn có cảm giác ‘nghiện nước chè”.Người ta còn cho ra thị trường nhiều loại nước giải khát được làm từ chè xanh. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng biết cách sử dụng chè xanh như thế nào cho hợp lý.

Cây chè xanh
Công dụng của chè xanh:
- Phòng chống ung thư: Khi khô, các lá chè xanh chứa nhiều tanin mà thành phần chính là EpiGalloCatechic Gallat (gọi tắt là EGCG) có tác dụng chống khối u và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Tạp chí quốc tế về ung thư năm 1997 đã phát hiện rằng khi người ta càng uống nhiều chè xanh (khoảng 6 chén mỗi ngày) thì việc bảo vệ chống vài loại ung thư, nhất là ung thư liên quan đến hệ dạ dày, ruột cũng như với ung thư vú (nghiên cứu của Aichi Cancer Center của Nhật Bản)
- Giúp cho gầy đi: Cafein chè xanh và chất Tanin có tác dụng lâu bền đối với việc thải chất mỡ và các độc tố. Người ta đã công nhận là có tác dụng lợi tiểu và chống việc giữ nước.
- Có hiệu quả chống già: Chè có nhiều chất chống oxy hoá, làm trung tính các gốc tự do (nguyên nhân gây già nua...)
- Phòng bệnh sâu răng: Có tác dụng tốt đối với răng, vì chè xanh giàu chất Fluor (0.3g/ 1 chén)
- Cung cấp Vitamin: chứa nhiều Vitamin C hơn 1 quả Cam.
- Chống hơi thở hôi: Để làm mất hơi thở hôi, hãy pha chè xanh trong nước và súc miệng.
- Giúp cho sự mắn đẻ: năm 1998, một nghiên cứu của Kaiser Permanente Medical Care Program ở California đã chứng minh rằng uống, chè xanh sẽ tăng khả năng sinh con.
- Giúp lưu thông máu tốt hơn

Nước chè xanh

Cách sử dụng chè xanh hợp lý:
- Không uống ngay sau bữa ăn: Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.
- Không nên uống nước chè xanh qua đêm: ta thấy nước chè xanh để qua đêm thông thường bị xỉn màu và có mùi thiu một số vitamin trong chè xanh sẽ bị phân hủy. Do vậy chúng ta nên hẩm chè xanh uống trong ngày.
- Khi uống thuốc không dùng chè xanh: Trong chè xanh có chứa các chất như tanin cafein khi uống sẽ kết hợp với thuốc làm giảm tác dụng, đôi khi còn gây phản tác dụng.
- Không uống chè xanh lúc đói: Khi uống chè xanh lúc đói ta có cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt rất khó chịu mà ta thường gọi là ‘say nước chè”
- Không nên uống nước chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngũ: Trong chè xanh có chứa cafein là chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương do đó làm khó ngũ.
- Phụ nữ mang thai hạn chế dùng chè xanh: Chè xanh gây kích thích hệ thần kinh, gây mất ngũ , làm tim đập nhanh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ds. Nguyễn Thị Minh Hạnh (st)

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Nên uống mấy cốc trà xanh/ ngày để có lợi cho sức khỏe?

Lợi ích sức khỏe từ việc uống trà xanh thì không cần phải bàn cãi. Nhưng bạn nên uống bao nhiêu cốc trà xanh/ ngày để có lợi nhất cho sức khỏe thì nhiều người hẳn chưa biết.
Lợi ích sức khỏe từ việc uống trà xanh thì không cần phải bàn cãi. Nhưng bạn nên uống bao nhiêu cốc trà xanh/ ngày để có lợi nhất cho sức khỏe thì nhiều người hẳn chưa biết.
Hàng ngày, có rất nhiều người thường ca ngợi việc uống trà xanh thường xuyên để nhận được những lợi ích sức khỏe. Bản thân nhiều người cũng rất muốn uống thứ nước này nhưng vẫn không biết phải nên phải uống mấy tách trà xanh/ ngày để tạo ra sự khác biệt cho sức khỏe.Có người khuyên rằng bạn nên uống trà xanh mỗi ngày thay nước lọc. Một số người khác lại nói rằng chỉ nên uống 2 hoặc 3 cốc trà xanh mỗi ngày là đủ. Trong khi nhiều người khác lại nói rằng nên uống 5 tách mỗi ngày để có lợi nhất cho sức khỏe. Vậy nên uống mấy tách mỗi ngày là tốt nhất đây?


Việc uống bao nhiêu tách trà xanh/ ngày đúng là một câu hỏi lớn và nên đề cập tới. Theo Tiến sĩ Zuo Feng Zhang, một nhà nghiên cứu dịch tễ học tại UCLA (Đại học Maryland) đề nghị mỗi người bình thường hàng ngày chỉ nên uống từ 2-3 tách trà (cốc trà) sẽ nhận được những lợi ích cho sức khỏe.
Nhưng uống với số lượng bao nhiêu tách trà xanh/ ngày cũng còn tùy thuộc vào các đối tượng uống trà xanh vì mục đích gì. Ví như với những người bị ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo nên uống 5 tách trà xanh/ngày vì nó đã được chứng minh là giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Ngoài ra, với những người muốn giảm cân và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu uống 7 ly trà xanh/ ngày (Điều này đã được nghiên cứu ở chuột mặc dù vẫn chưa được nghiên cứu trực tiếp trên con người).Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu y tế khác cũng cho thấy việc tiêu thụ trà xanh càng nhiều thì lợi ích sức khỏe nhận được sẽ càng lớn nhưng chỉ nên giới hạn tối đa là 10 tách trà xanh/ ngày. Bởi vì nếu bạn nhạy cảm với caffeine hoặc bị mất ngủ thì 10 tách trà xanh/ ngày có lẽ là quá nhiều cho hệ thống cơ thể của bạn và dễ dẫn tới những bất lợi cho sức khỏe.
Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp do uống quá nhiều trà xanh/ngày đã phải gánh những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Chất tannin - một chất được tìm thấy trong trà xanh có thể làm giảm sự hấp thụ axit folic, một vitamin quan trọng giúp giảm dị tật bẩm sinh. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố gắng để có thai, bạn nên hạn chế tiêu thụ trà xanh và chỉ uống 1-2 ly/ ngày, hoặc thậm chí không uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, vì thế bạn nên tránh uống trà xanh trong bữa ăn.

Chữa Bệnh Bằng Trà

Các loại trà thông thường không chỉ để thưởng thức, giải khát....mà còn có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, lợi tiêu hóa, lợi tiểu và trị liệu nhiều chứng bệnh.
Các loại trà thông thường không chỉ để thưởng thức, giải khát....mà còn có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, lợi tiêu hóa, lợi tiểu và trị liệu nhiều chứng bệnh.
- Chữa trị bệnh kiết lỵ do nhiệt độc hoặc tiêu chảy: 100 gr trà ngon đem rang cho giòn rồi tán thành bột cho vào bình ngâm với nước thật sôi (hoặc sắc), uống bệnh sẽ khỏi dần.
- Trị chứng đau lưng, người khó xoay trở: Dùng trà loại ngon (15 gr) cho vào 20 ml giấm ăn, ngâm uống từ từ uống hết ngâm liều khác uống tiếp.
- Trị chứng ngủ gà, ngủ gật, tiểu khó, đau mắt, khô môi, khô miệng, cảm nắng, đi lỵ: Lấy 100 gr trà thật ngon cho vào bình, dùng nước suối nấu thật nóng để pha trà (pha đặc), thêm vào mật ong hay đường phèn để uống.
- Trị bỏng nước sôi, bỏng lửa: Dùng xác trà (mỗi lần súc bình trà lấy xác cho vào hũ keo đạy thật kín, để lâu ngày dùng rất tôt) đắp lên vết bỏng.
- Trị bệnh suyễn lâu ngày, đờm vướng ở cổ: Trà ngon (30 gr), bạch dương - tàm (30 gr). Cả hai thứ đem sao cho vàng, tán bột cho vào bình nước nóng, uống từ từ (uống nhấp ít ít). Nếu thấy gắt cổ thì thêm vào vài thìa mật ong hay đường phèn để uống.
                                                                                                                                                                   DIỆU HOA (st)

Nguồn Dưỡng Chất Quý Giá Từ Trà Xanh


Nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cho thấy, chè xanh mang lại nhiều tác dụng tốt nhờ thành phần hóa học đa dạng với các chất hỗ trợ sức khoẻ và phòng chống bệnh tật.















Theo ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ Khoa Tài nguyên - Dược liệu, Viện Dược liệu, chè xanh có tên khoa học là Camellia sinensis Kuntze. Trong thành phần hóa học của lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tannin), alkaloid là cafein, theophyllin, theobromin, xanthin, và các vitamin C, B1, B2, B3.
Về dược lý học, chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu não được thư thái, khỏi chóng mặt xây xẩm, da thịt mát mẻ, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè xanh được xem là một chất kích thích não, tim và hô hấp, giúp tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim.
Thành phần catechin có trong trà xanh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm, chống hôi miệng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tác dụng chống phóng xạ của chè xanh. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P.
ThS Ngô Đức Phương phân tích thêm, các thành phần vitamin trong chè cũng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ, ví dụ như vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng, và phòng chống bệnh cúm; vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbon hydrat; Vitamin E tác dụng chống oxy hóa và hạn chế lão hóa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất flavonoid trong trà xanh còn có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Thành phần polysaccarides làm giảm đường máu, hàm lượng flouride cao trong chè còn có tác dụng chống sâu răng. Ngoài ra, chất theamin tạo cho trà xanh có hương vị đặc biệt. Chè xanh còn có chất diệp lục màu xanh là một trong những chất có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ con người.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, hàm lượng các chất này trong chè xanh nếu chỉ tính theo đơn vị cốc uống thì không phải là cao, do vậy không phải vì tích cực uống chè mà cơ thể chúng ta có thể tránh được bách ệnh. Mặc dù vậy cũng không thể chối bỏ rằng đây là một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người.

Uống Trà Xanh Cũng Phải Đúng Cách


Các chất trong chè xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch - nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Hơn thế, chè xanh còn có tác dụng chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn. Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Sau đây là những lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng chè xanh:
Không uống chè xanh quá nóng: Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày. Mặc dầu một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 - 500C là vừa
 
 
Không uống chè xanh vào lúc đói: Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.
Không uống ngay sau bữa ăn: Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.
Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Không uống nước chè xanh để qua đêm: Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Không dùng nước chè xanh để uống thuốc: Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.
Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều chè xanh: Thai phụ nếu uống nhiều nước chè xanh đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, chè xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính họ.
                                                                                                                                                         Theo Thế Giới Phụ Nữ.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Thực phẩm bổ sung Omega-3


Nguồn thực phẩm nào có nhiều omega – 3
- Những loại cá có nhiều chất béo omega – 3 DHA và EPA là cá thu, cá hồi, cá trồng, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá tầm…Nên ăn những loại cá này ít nhất hai đến ba lần mỗi tuần.
- Những thực phẩm chứa nhiều ALA, cũng là một loại axít béo omega – 3, khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển một phần thành DHA và EPA, là cây óc chó, cây lanh và hạt lanh, dầu ô liu, dầu đậu nành, canola...

Bổ sung omega – 3 như thế nào?
- Các chuyên gia khuyên dùng 1 gram DHA và EPA từ dầu cá mỗi ngày cho những người bị bệnh tim. Những người khỏe mạnh có thể sử dụng đến 4 gram mỗi ngày tùy theo lời khuyên của bác sĩ.
- Tác dụng phụ thường gặp nhất của dầu cá là đầy hơi, khó tiêu.
- Dùng liều cao trên 3 gram một ngày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy, những người có uống các thuốc làm giảm tắc hẹp mạch máu như Plavix, Coumadin, hoặc một số thuốc giảm đau hoặc những người có tăng nguy cơ chảy máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng chất bổ sung omega – 3.
- Lưu ý rằng bản thân DHA không gây vấn đề chảy máu

Những điều cần lưu ý về omega – 3:
- Chọn ăn đúng loại cá: có nhiều loại cá có thể có hàm lượng chất chì cao hoặc các độc chất khác như cá kiếm, cá nhám. Bất kỳ loại cá nào nuôi nào cũng dễ có nồng độ cao chất gây ô nhiễm. Phụ nữ có thai và trẻ em nên tránh những loại cá này. Những người khác không nên ăn các loại cá này quá 200 gram mỗi tuần. Những loại cá nhỏ hơn như cá hồi thiên nhiên, cá mòi thiên nhiên thì an toàn hơn.
- Cân nhắc dùng chất bổ sung như viên dầu cá hoặc dầu tảo. Dầu cá chứa cả DHA và EPA. Dầu tảo chứa DHA và có thể là lực chọn thay thế ở những người không ăn được cá hoặc ăn chay.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng chất bổ sung. 
BS Hà Thị Kim Hồng (BV Nhân dân 115)

Omega 3 & 6 giúp thúc đẩy tăng trưởng não bộ ở trẻ (ảnh minh họa) Bổ sung Omega trong thực phẩm dinh dưỡng.

Omega 3 & 6 giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị giác, thúc đẩy tăng trưởng não bộ ở trẻ.

Từ lâu, trong chế độ dinh dưỡng các nhà khoa học đã thấy được vai trò của các acid béo thiết yếu trong sự phát triển hằng ngày trong sự phát triển trí não cũng như tác dụng trên hệ tim mạch.
Vậy Omega 3 là gì?
Chúng là thành phần dinh dưỡng mà được các nhà nghiên cứu phát hiện, đặt tên cách đây 20 năm và những giá trị của phát hiện đó vẫn còn cho đến nay, đặc biệt là những người quan tâm tới sức khỏe tim mạch.
Ích lợi từ Omega
Vào đầu những năm 80, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cư dân Inuit, cư dân cổ xưa nhất vùng phương Bắc, bị bệnh tim mạch rất thấp mặc dù họ ăn rất nhiều loại cá có hàm lượng chất béo cao. Kết quả là họ phát hiện ra rằng axit béo omega 3 trong cá có tác dụng bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích sức khỏe khác nữa như giảm chất béo không có lợi triglycerides và tăng cholesterol tốt; có tác dụng chống đông tụ giúp ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng axit béo này còn giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất trên động vật, axit béo omega 3 còn bảo vệ cơ thể ngăn cản sự tích tụ của các protein mà được xem là có liên quan với bệnh Alzhe mất trí nhớ
Trong các loại axit béo Omega 3, Docosahexaenoic acid (DHA) được xem là mang lại kết quả khả quan nhất.
Bổ sung Omega trong thực phẩm dinh dưỡng - 1
Omega 3 trong cá hay thực vật?
Do số người ăn chay ngày càng gia tăng và nỗi lo sợ chất thủy ngân và các chất độc khác có trong hải sản nên con người ngày càng ưa chuộng sử dụng dầu hạt lanh (có chứa axit alpha-linolenic – ALA) thay vì dầu cá.
Cơ thể sẽ biến đổi ALA thành axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) - thành phần chính của axit béo omega 3 nhưng quá trình chuyển hóa này diễn ra rất chậm.
Axit béo Omega 3 ở đâu?
Tất cả các loài cá đều có axit béo omega 3 nhưng tập trung nhiều nhất ở các loài “cá béo” như cá kiếm, cá hồi, cá mòi và cá trích. Viện Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
Nhiều sản phẩm thực phẩm thương mại như bánh mỳ, các sản phẩm nướng, sữa chua và sữa công thức đều bổ sung thêm axit Omega 3.
Những nguồn thực phẩm giàu axit omega 3 trong tự nhiên: rau lá xanh sẫm, đỗ tương và đậu phụ; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh; các loại dầu ăn như dầu hạt lanh, dầu hạt cải và dầu nành;  trứng.
Sữa bột Nutrillat bổ sung đầy đủ DHA và AA với nguồn nguyên liệu chiếc xuất từ rong tảo biển tự nhiên nhằm giúp bé phát triển trí não tốt hơn, Omega 3 & 6 giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị giác, cũng như các trường hợp rắc rối trong phát triển nhận thức, thúc đẩy tăng trưởng não bộ ở trẻ thơ.

Những thực phẩm dồi dào omega-3


Đôi khi bạn băn khoăn không biết những thực phẩm mình nạp vào có đủ cung cấp dưỡng chất thiết yếu omega-3? Những thông tin dưới dây sẽ giúp bạn:
1. Quả óc chó
Thật dễ dàng để thêm quả óc chó vào thực đơn bữa sáng của bạn. Chúng là nguồn dồi dào a-xít alpha-linolenic (alpha-linolenic acid - ALA) - 1 trong 3 loại a-xít béo omega-3 và là loại phổ biến nhất ở thực vật. Các loại quả khác, bao gồm quả hồ đào và quả hồ trăn, cũng chứa ALA, nhưng quả hạnh thì không có.
2. Trứng tăng cường
Trứng tăng cường omega-3 có sẵn ở các cửa hàng và trang trại. Chúng thường có lòng đỏ sẫm hơn trứng thường. A-xít béo omega-3 DHA chỉ có trong lòng đỏ; lòng trắng trứng không chứa a-xít béo. Nếu bạn ăn bữa sáng với trứng tăng cường omega-3, bạn sẽ khởi đầu một ngày mới với những lợi ích cho sức khỏe từ omega-3, bao gồm bảo vệ tim và có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
3. Cá
Cá nước lạnh có hàm lượng DHA và EPA cao nhất, đây là hai a-xít béo có liên quan chặt chẽ với sức khỏe tim mạch. Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 phần cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và các loại cá tương tự. Nghiên cứu cho thấy các a-xít béo omega-3 DHA và EPA làm giảm triglycerid (là chất có thể gây nghẽn động mạch). Omega-3 cũng giúp giảm nguy cơ nhịp tim bất thường.
4. Đậu
Trộn lẫn đậu xanh, đậu rằng, đậu tây vào súp và sa-lát giúp tăng cường hấp thu a-xít béo omega-3 ALA. Có nhiều bằng chứng ủng hộ những lợi ích đối với sức khỏe của các omega-3 EPA và DHA từ cá, nhưng cơ thể cũng chuyển ALA từ thực vật thành EPA và DHA.
5. Sữa tăng cường và chế phẩm từ sữa
Trẻ em cũng nên được bổ sung các a-xít béo omega-3, cho dù chưa có hướng dẫn là sẽ dùng liều lượng bao nhiêu. Các nguồn thực phẩm được ưa chuộng hơn chế phẩm bổ sung. Sữa tăng cường omega-3 và sữa chua có thể là những lựa chọn cho trẻ khó ăn. Hiện tại có nhiều sữa công thức dành cho trẻ nhỏ chứa a-xít béo omega-3 DHA vì một số nghiên cứu cho rằng nó hỗ trợ sự phát triển não bộ.
6. Dầu tốt cho sức khỏe
Lựa chọn dầu có hàm lượng cao a-xít béo omega-3 cho món chiên, nướng và sa-lát. Dầu hạt cải, dầu đậu nành và dầu quả óc chó là những lực chọn tốt. Nên nhớ rằng trong khi các omega-3 là những a-xít béo thì dầu vẫn có nhiều calo, vì vậy chỉ dùng với lượng ít. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao cũng không hủy loại các lợi ích của chúng.
7. Rau bina, rau cải xoăn và rau rậm lá
Các loại rau rậm lá có thêm a-xít béo omega-3 ALA ngoài những lợi ích dinh dưỡng. Sa-lát rau bina và rau diếp kẹp vào bánh sandwich giúp tăng cường hấp thu ALA. Một tin tốt đó là các a-xít béo không chỉ cải thiện sức khỏe tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có lợi cho các bệnh khác, bao gồm ung thư, bệnh viêm ruột, lupus và viêm khớp dạng thấp.
8. Tảo biển
A-xít béo omega-3 tương tự có trong cá nước lạnh (docosahexaenoic acid - DHA) cũng có trong tảo biển và tảo. Mặc dù sa-lát tảo biển có thể thường thấy trong thực đơn của các nhà hàng, nhưng bạn cũng có thể mua được ở cửa hàng tạp hóa. Bạn cũng có thêm lợi ích của tảo biển từ chế phẩm bổ sung hàng ngày. Cả hai cách này đều là nguồn omega-3 tốt cho người ăn chay.
9. Bánh mì, ngũ cốc
Những thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc và mì ống hiện đã được bổ sung omega-3. Những thực phẩm chức năng này giúp mọi người ăn a-xít béo trong mỗi bữa ăn.
10. Hạt lanh, dầu hạt lanh và các loại hạt khác
Hạt lanh chứa hàm lượng cao omega-3 ALA. Nhưng phải ăn chúng ngay sau khi đưa khỏi mặt đất một thời gian ngắn để có nhiều lợi ích. Dầu hạt lanh là một nguồn khác giàu omega-3 này. Hạt anh túc, hạt bí ngô và hạt vừng cũng cung cấp các omega-3 thực vật, nhưng với lượng ít hơn nhiều, và có thể dùng cùng bột yến mạch, bánh mì và sa-lát.
11. Thực phẩm từ đậu nành
Các ngăn của quầy tạp hóa chứa đầy thực phẩm từ đậu nành: đậu phụ, miso, tempeh, sữa đậu nành và đậu nành lông. Các sản phẩm từ đậu nành có nhiều lợi ích, bao gồm a-xít béo ALA từ thực vật.
12. Chế phẩm bổ sung omega-3
Phần lớn người Mỹ không có đủ omega-3 trong chế độ ăn. Hãy cân nhắc tăng hấp thu viên dầu cá hoặc chế phẩm bổ sung thân thiện với người ăn chay làm từ tảo. Liều khuyến nghị hàng ngày là từ 500mg tới 4g. Dùng liều omega-3 cao hơn có thể tương tác với một số thuốc. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
Hoàng Thái
Theo WebMD

Vài cách dùng bí đao giải khát chữa bệnh


Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (Bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Bởi vậy, trong thời tiết nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên vừa có tác dụng giải khát vừa phòng chống bệnh tật rất tốt. Tuy nhiên, ngoài dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu cùng bạn đọc một số ví dụ điển hình.




* Cách 1: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...
* Cách 2: Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; Dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có công dụng giải say nắng, làm hết khát, trừ phiền, lợi thủy, cầm lỵ... Hai loại quả phối hợp với nhau tạo nên một thứ nước giải khát chữa bệnh lý tưởng trong mùa hè.
* Cách 3: Bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Ðông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; Bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; Cà rốt cạo vỏ, thái miếng; Trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Theo y học cổ truyền, bình quả có công dụng sinh tân chỉ khát, kiện tỳ ích vị, giải nhiệt thanh tâm; Cà rốt có công dụng bổ tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí chỉ khái.
* Cách 4: Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2.000ml. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).
* Cách 5: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.
* Cách 6: Bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, xa tiền tử vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ thấp hóa đàm, chỉ tả. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.
* Cách 7: Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, tán huyết giải độc; Thường dùng làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề... Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin... có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.
Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

10 loại trà dược chống mệt mỏi


1. Độc sâm trà: Nhân sâm thái phiến hoặc nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3-9 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà. Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết áp cao không nên dùng.
2. Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm 3-5 g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hột, hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng được. Công dụng bổ khí sinh huyết.
3. Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm 6 g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10 g đập vụn ngâm trong nước 30 phút, cho thêm ít đường phèn rồi hấp cách thủy, sau 1 giờ thì dùng được. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.
4. Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, sinh địa 12 g, ngọc trúc 12 g. Các vị thái phiến hoặc nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.
5. Thanh hao mai đông trà: Thanh hao 15 g, ô mai 7 g, mạch môn 10 g, lá sen tươi 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.
6. Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ sao 10 g, đại táo 3 quả bỏ hột, gừng tươi 2 lát. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng được. Có công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá dễ bị cảm mạo.
7. Quế chi cam thảo trà: Quế chi 10 g, cam thảo sống 5 g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên dùng.
8. Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà: Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 6 g, toan táo nhân sao đen 6 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.
9. Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô chế 25 g, đan sâm 25 g, mật ong vừa đủ. Các vị tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.
10. Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà: Ba kích 20 g, ngưu tất 15 g, đỗ trọng 20 g, ngũ vị tử 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều
Bích Thành
Theo SK & ĐS 

Chữa bệnh bằng trà


Sau đây xin giới thiệu một số loại trà thuốc đơn giản dễ chế biến.
Trà gừng
Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà đường
Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt. 

trà gừng táo đỏ

Trà sơn tra
Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.
Trà hành
Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.

Trà gạo
Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.
Trà tỏi
Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.
Trà hoa cúc
Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.

trà hoa cúc


Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Chữa bệnh dơn giản từ trà xanh

   Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
 - Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.
  Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
 - Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.
 - Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.
  - Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.
 - Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.
 - Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.
 - Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
 - Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.
 - Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.
 - Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.
 - Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.
 - Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.
 - Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.
 Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da
 - Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.
 - Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.
 - Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.
 - Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.
 - Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
 - Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.
 - Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.
 - Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.
 - Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần. 
 - Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.
 - Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi. 

Cung cấp Trà xanh tại Đồng Nai Sài Gòn các tỉnh miền Tây


GIỚI THIỆU



Qua hàng nhiều thế kỷ đã chứng minh rằng: cây chè (cây trà xanh) đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích !

1Chè xanh có rất nhiều tác dụng như phòng chống ung thư, giảm các chứng bệnh về mắt, bệnh tim mạch, huyết áp cao, gan, khớp đặc biệt rất tốt với làn da em bé, rất lợi ích đối với các quý ông và làm đẹp với chị em phụ nữ . . .



. . . Giá trị của cây chè xanh tốt là vậy, nhưng có một thực tế không thể không phơi bày ! Đó là nạn chè bẩn, chè nhiễm hóa chất độc hại . v.v . !
Quý vị xin hãy yên tâm ! Quý vị đã có lá chè xanh siêu sạch ngay tại gia đình mình có chất lượng siêu sạch nhất – Tuyệt hảo nhất !

Để đáp ứng nhu cầu thiết thực, quan trọng và cấp bách này,  chúng tôi với hệ thống trang trại trà xanh tại Bảo Lộc với diện tích hàng chục nghìn mét vuông, với chất lượng cây chè rất tốt và đã nghiên cứu tuyển chọn , nuôi dưỡng, chăm sóc những cây trà xanh  để có thể thích nghi với môi trường khí hậu tại Đồng Nai Sài Gòn - các Tỉnh Nam Bộ.
Hiện nay chúng tôi nhận cung cấp sỉ và lẻ cho nhu cầu cá nhân, gia đình, tập thể cơ quan, xí nghiệp nào có nhu cầu sử dụng, nhận vận chuyển đến tận nơi ( tính thêm chi phí vận chuyển). Giá rất mềm xin liên hệ 0613 858056

Uống trà xanh để giảm béo


Trà xanh mang lại nhiều công dụng làm đẹp đơn giản nhưng rất hữu ích và có thể áp dụng thường xuyên đối với chị em phụ nữ.

Thành phần của trà xanh


Trà xanh được biết đến như một thức uống bổ dưỡng, mang lại nguồn dinh dưỡng đáng kể. Lá trà xanh chứa hầu hết các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, PP đặc biệt là vitamin C. Lượng vitamin C có trong trà xanh cao gấp 3 – 4 lần so với cam, chanh.
Uống trà xanh để giảm béo - 1
Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm thấy 17 loại acid amin và một lượng lớn chất khoáng cần thiết cho cơ thể có trong lá trà. Protein và các hợp chất Phenol rất dễ kết hợp với nhau, tạo nên màu sắc, hương vị và góp phần tạo nên nhiều công dụng khác của trà xanh.

Trà cũng là thức uống duy nhất chứa GC, EGC, EGCG giúp giải khát, thanh lọc cơ thể. Caffeine là một thành phần quan trọng, tạo ra cảm giác hưng hấn cho người uống. Tuy nhiên, lượng caffeine trong trà thấp hơn rất nhiều so với cà phê vì vậy hạn chế tác hại đối với hệ thần kinh và tiêu hóa.

Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều loại carbonhydrat và nhiều enzyme khác nhau tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Làm đẹp da với trà xanh


Nhờ lượng vitamin C cao, trà xanh là thức uống có khả năng chống ôxy hóa rất mạnh. Trà xanh có thể dùng để uống hằng ngày hay làm mặt nạ chăm sóc da, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế nếp nhăn.

Vào mùa hè, trà xanh làm mát, loại bỏ độc tố trên da do tác động của ánh nắng mặt trời, đem lại vẻ căng mịn và trắng sáng. Dưỡng chất có trong trà xanh góp phần lấy lại nét thanh xuân và duy trì sức khỏe cho làn da.

Sử dụng mỹ phẩm hàng ngày chứa nhiều loại hóa chất rất dễ gây dị ứng và sạm đen cho da. Mặt nạ trà xanh làm giảm tác hại của các loại mỹ phẩm. Nước cốt trà xanh có khả năng chống nắng rất tốt và có thể thay thế các loại kem chống nắng thông thường.

Trà xanh có sức kháng khuẩn cao và đã được áp dụng trong việc điều trị các vấn đề về mụn trứng cá. Chỉ cần thoa một lớp mỏng nước cốt trà xanh, cồi mụn sẽ nhanh chóng se lại, vi khuẩn bị tiêu diệt, mụn không có cơ hội lây lan.
Nước trà xanh có tác dụng loại bỏ chất bã nhờn cùng bụi bẩn bám trên da, tẩy sạch lớp tế bào chết từ đó kiểm soát tình trạng da bóng nhờn, giải tỏa và làm se khít lỗ chân lông.

Ngoài ra, trà xanh giúp nhanh chóng xoa dịu vùng da nhạy cảm xung quanh mắt. Hợp chất Tanin có trong trà xanh giúp vết dị ứng nhanh chóng se lại, đánh tan các vết bầm và làm mờ vết thâm vùng bọng mắt. Bạn có thể tái sử dụng ngay các túi bã trà vừa pha xong. Mọi mệt mỏi, lo âu trên gương mặt sẽ hoàn toàn biến mất chỉ trong khoảng 5 phút.
Uống trà xanh để giảm béo - 2
Trà xanh giúp giảm béo

Đối với những người thừa cân, béo phì, trà xanh là một trong những thức uống nên duy trì hàng ngày. Một chế độ luyện tập khoa học, một khẩu phần ăn hợp lý cùng 3 – 4 ly trà xanh mỗi ngày giúp bạn rút ngắn thời gian giảm béo. Trà xanh có thể giúp cơ thể đốt cháy 100 đơn vị calo mỗi ngày.

Trà xanh có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tiêu hao năng lượng. Vì vậy, sau khi ăn nhiều chất béo, bạn nên uống một cốc trà xanh để lượng mỡ nhanh chóng giải phóng. Mỡ thừa tích tụ dưới da sẽ tiêu hao dễ dàng hơn, từ đó giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn, nhẹ nhàng.

Ngoài ra, trà xanh có thể làm giảm lượng mỡ trong máu, thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể giúp bạn có làn da tươi sáng và một cơ thể khỏe mạnh.

Đẹp tóc nhờ trà xanh


Trà xanh vốn được biết đến là một dược liệu quý dành cho mái tóc. Nhờ khả năng sát khuẩn cao, trà xanh giúp loại bỏ mảng nấm cùng các vi khuẩn. Vì vậy, gội đầu thường xuyên bằng nước lá trà xanh có tác dụng hạn chế bệnh nấm da đầu và ngứa chân tóc.

Mặt khác, trà xanh có khả năng loại bỏ gàu rất hiệu quả. Gàu là lớp tế bào chết, bị bong tróc và đóng lại thành vảy. Lớp gàu kết lại khiến da đầu bị tắc nghẽn, gây ngứa. Trà xanh giúp loại bỏ hoàn toàn lớp gàu bám trên da, củng cố sức khỏe cho da đầu.

Trà xanh rất tốt cho việc lưu thông mạch máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi ôxy và chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào da đầu, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Ngoài việc sử dụng trà xanh hàng ngày như đồ uống, bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như rượu, mật ong, dầu thực vật để chế biến thành loại kem xả giúp làm mượt và ngăn rụng tóc.

Một số lưu ý khi sử dụng trà xanh


Mặc dù trà xanh là một thức uống có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh không đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bạn tuyệt đối không nên uống trà xanh lúc đói, bởi khi đó trà xanh sẽ khiến bạn có cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt, chóng mặt. Bạn cũng không nên uống trà ngay sau bữa ăn: chất Tanin trong trà xanh có khả năng “khử sắt”, cơ thể sẽ không thể hấp thu hết chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà là 56 độ C. Ở nhiệt độ đó, chất dinh dưỡng, vitamin trong trà được giải phóng triệt để nhất, đem đến hương vị đậm đà nhất.
Uống trà xanh để giảm béo - 3
Nước trà khi đã để lâu sẽ bị “thiu” do quá trình ôxy hóa và nhiễm khuẩn, khiến bạn dễ mắc phải các vấn đề về đường ruột. Chất caffeine có trong trà xanh có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh, tạo hưng phấn nhưng có thể khiến bạn mất ngủ khi uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.

Bạn tuyệt đối không nên kết hợp trà xanh khi uống thuốc, sữa và các thực phẩm giàu chất đạm khác.

Một số sản phẩm chế biến từ trà xanh


Hiện nay, trà xanh đã được ứng dụng vào điều chế các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ dư thừa, giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn.

Tinh chất trà xanh cũng được đưa vào trong các sản phẩm có tác dụng sát khuẩn như kem đánh răng, nước rửa chén hay sữa rửa mặt… Điều đó đã cho thấy công dụng đích thực của trà xanh.

Tuy nhiên, việc sử dụng các dược phẩm, thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm chiết xuất từ trà xanh cần hết sức thận trọng, tránh trường hợp một số nhà sản xuất chỉ lấy đó để làm chiêu bài quảng cáo cho sản phẩm của mình.
(Theo Chuyên gia tư vấn Nguyễn Hương Thùy (Cẩm nang mua sắm))

Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe


Từ xưa, trà xanh đã được coi là một bài thuốc tốt, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.... Các nghiên cứu khoa học ngày này cho thấy: chính thành phần chất chống ôxy hóa EGCG trong trà xanh đã đem lại những lợi ích đó.
txkd_edit.JPG
Chống lão hóa
Trong quá trình bài tiết của cơ thể, các chất được hấp thụ sản sinh ra nhiều chất có gốc tự do. Chúng phản ứng với cơ thể, khiến da dẻ con người nhăn nhúm, già đi. EGCG trong trà xanh có cơ chế tiêu diệt gốc tự do này theo cách đào thải ra ngoài, chỉ giữ lại các chất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Uống trà xanh một thời gian dài có ích trong việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống lâu và sắc mặt luôn hồng hào.
Giúp giảm cân
Các nghiên cứu đã cho thấy EGCG có khả năng kích thích chuyển hóa chất béo, do đó nó có thể "đốt cháy" lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp giảm cân. Một nghiên cứu ở Nhật cho thấy EGCG có hiệu quả rõ rệt trên nhóm đối tượng bị béo phì hơn là người bình thường, do vậy người bình thường không lo bị gầy đi khi sử dụng EGCG.
chuyen_vien_THP_kiem_tra_TXKD.JPG
Ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm răng lợi
Nhờ khả năng diệt vi khuẩn và vi rút nên EGCG có khả năng bảo vệ răng lợi không bị viêm nhiễm, tránh được các chứng hôi miệng, phòng ngừa và điều trị chứng nhiệt gây ra ở niêm mạc miệng do vi rút cũng như vi khuẩn. Những người uống trà xanh nhiều thường rất ít mắc các bệnh này.
Giúp ngừa chứng huyết khối
Chất EGCG được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa huyết khối tốt hơn cả Aspirin, do đó nó giúp ích nhiều trong việc phòng và điều trị các chứng tắc mạch và thiếu máu cục bộ cũng như giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
DSC_0022.JPG
Ngừa và điều trị chứng loét dạ dày
Nhờ khả năng tiêu diệt rất mạnh vi khuẩn H.Pylori gây loét dạ dày nên EGCG có thể có ích đối với bệnh viêm loét dạ dày. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ viêm loét dạ dày rất thấp ở người uống trà xanh nhiều.
Giảm nguy cơ ung thư
Hoạt chất EGCG có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó nó giúp giảm nguy cơ ung thư cũng như sự lan tỏa của các tế bào khối u.
Kê toa trà xanh cho cuộc sống lạc quan
Thế giới tiêu thụ 2,5 triệu tấn trà khô mỗi năm, nhưng trong đó 80% là trà đen, chỉ có 20% là trà xanh. Do cách chế biến khác nhau nên hầu hết EGCG trong trà đen đã bị phá hủy và giá trị của trà đen thấp hơn nhiều so với trà xanh.
Các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng thời điểm uống trà tốt nhất là sau khi thức dậy vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao lượng nước đáng kể. Uống một tách trà vào buổi sáng không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.
Cuộc sống công nghiệp đã làm cho con người ngày càng ít thời gian để uống trà mỗi sáng theo kiểu truyền thống mà chúng ta cần tìm một giải pháp thay thế như trà xanh đóng chai. Trà xanh không độ với 100% trà xanh thiên nhiên, vẹn nguyên hàm lượng EGCG chính là giải pháp thay thế tốt cho các bạn trẻ năng động và bận rộn.
Bằng dây chuyền hiện đại châu Âu kết hợp cùng công nghệ ưu việt từ Nhật Bản, Trà xanh không độ giữ được trọn vẹn hàm lượng EGCG có trong lá trà. Một chai Trà xanh không độ mỗi sáng sẽ giúp các bạn trẻ có một ngày làm việc học tập hiệu quả và thành công, giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi, xoa dịu stress, ngăn ngừa bệnh tật, tạo nên một cuộc sống lạc quan.
Ngọc Bích