Từ xa xưa, trà xanh đã được coi là là thức uống tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết về những lợi ích dưới đây của trà xanh.
1. Trà xanh tập trung lượng polyphenols nhiều nhất. Đây là chất hoá học có khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của cơ thể.
2. Chất chống ôxy hoá trong trà xanh có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cường lượng cholesterol HDL tốt.
3. Chất polyphenols trong trà xanh ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vì thế được xem là liệu pháp ngừa ung thư hữu hiệu. Nhật bản là nước tiêu thụ trà xanh nhiều nên tỉ lệ người mắc ung thư cũng rất thấp.
4. Các cuộc nghiên cứu còn chỉ ra rằng phụ nữ uống trà xanh thường xuyên ít có nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư bàng quang.
5. Uống trà xanh giúp tăng cường sự trao đổi chất, đặc biệt chất catechin trong trà xanh có khả năng đốt cháy chất béo hiệu quả.
6. Trà xanh có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 và làm chậm sự phát triển bệnh ở những người đã bị tiểu đường.
7. Chiết xuất trà xanh làm cho các tế bào sống trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy không nên uống trà hay sử dụng chiết xuất trà xanh trong thời gian chữa hóa học trị liệu.
1. Trà xanh tập trung lượng polyphenols nhiều nhất. Đây là chất hoá học có khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của cơ thể.
2. Chất chống ôxy hoá trong trà xanh có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cường lượng cholesterol HDL tốt.
3. Chất polyphenols trong trà xanh ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vì thế được xem là liệu pháp ngừa ung thư hữu hiệu. Nhật bản là nước tiêu thụ trà xanh nhiều nên tỉ lệ người mắc ung thư cũng rất thấp.
4. Các cuộc nghiên cứu còn chỉ ra rằng phụ nữ uống trà xanh thường xuyên ít có nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư bàng quang.
5. Uống trà xanh giúp tăng cường sự trao đổi chất, đặc biệt chất catechin trong trà xanh có khả năng đốt cháy chất béo hiệu quả.
6. Trà xanh có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 và làm chậm sự phát triển bệnh ở những người đã bị tiểu đường.
7. Chiết xuất trà xanh làm cho các tế bào sống trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy không nên uống trà hay sử dụng chiết xuất trà xanh trong thời gian chữa hóa học trị liệu.
Chè và Trà
Ý nghĩa của “Chè” và “trà” ở nước ta “Chè” và “Trà” có ý nghĩa giống nhau cùng nói tới sản phẩm làm từ cây chè: lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống (Cây chè là loại cây nhỏ lá răng cưa, hoa mầu trắng, quả có ba múi trồng để lấy lá, búp, nụ pha nước uống)
Ngôn ngữ viết và nói về chữ trà dùng ở Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa và đã trở thành một từ Việt phổ thông trong dân gian. Theo Giáo sư Diệp Đình Hoa (1999) chữ trà là âm Hán Việt, còn chữ chè là âm Việt Hán.
“Chè” và “Trà” còn bao gồm một số nghĩa khác trong từ điển Tiếng Việt:
Chữ “Chè”: còn nói tới món ăn ngọt nấu bằng đường hay mật, với chất có bột như gạo, đậu..., ví dụ chè đường, chè Huế,...)
Chữ “Trà” ngày nay chúng ta đọc là "trà" là âm Hán Việt và còn có nghĩa khác: chỉ một loại cây cảnh cùng loại với họ chè, hoa đẹp, màu trắng, hồng hay đỏ, ví dụ trà hoa nữ, cây trà mi...; hoặc tập hợp những cây cùng loại, cùng gieo trồng và thu hoạch trong một thời gian, một đợt, ví dụ trà lúa sớm, trà khoai muộn...; hoặc lẩn vào đám đông nào đó để khỏi bị phát hiện, ví dụ kẻ gian trà trộn vào hành khách đi tàu
Cách dùng 2 chữ này thời nay ở miền Bắc và Nam cũng khác nhau:
+ Miền Bắc vẫn dùng chữ chè chỉ cả cây chè và sản phẩm chè.
+ Miền Nam dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ ràng: chè là cây trồng và trà sản phẩm chế biến từ lá của cây chè
Trong dân gian ngày nay chữ “Chè” như chè xanh, nước chè, chè móc câu, chè nụ, chè khô, chè tươi, chè cành… để chỉ về cây chè và các loại đồ uống có nguồn gốc từ cây chè; chữ “Trà” hiện nay được dùng phổ biến với ý nghĩa chỉ kiểu, cách uống cách chế biến cầu kỳ sang trọng như trà đạo, tiệc trà, trà sen, trà cúc rồi đến các dụng cụ chế biến chè như bình trà, ấm trà, chén trà.
Quan hệ giữa “Chè” và “Trà” thể hiện sự giao lưu văn hóa chế biến và thưởng thức từ cây chè với những phong cách phong tục khác nhau. Những giao lưu ấy khiến cho nghệ thuật uống chè/trà của người Việt Nam ta vừa gần gũi vừa sang trọng, vừa bình dân lại vừa đài các.
Trong phạm vi của của hàng Tú Xương sử dụng “chè” và “trà”:
+ “Chè” chỉ các sản phẩm từ cây chè
+ “Trà” chỉ kiến thức liên quan tới chè về văn hóa thưởng thức
Ngôn ngữ viết và nói về chữ trà dùng ở Việt Nam từ lâu đời, có nguồn gốc từ Trung Hoa và đã trở thành một từ Việt phổ thông trong dân gian. Theo Giáo sư Diệp Đình Hoa (1999) chữ trà là âm Hán Việt, còn chữ chè là âm Việt Hán.
“Chè” và “Trà” còn bao gồm một số nghĩa khác trong từ điển Tiếng Việt:
Chữ “Chè”: còn nói tới món ăn ngọt nấu bằng đường hay mật, với chất có bột như gạo, đậu..., ví dụ chè đường, chè Huế,...)
Chữ “Trà” ngày nay chúng ta đọc là "trà" là âm Hán Việt và còn có nghĩa khác: chỉ một loại cây cảnh cùng loại với họ chè, hoa đẹp, màu trắng, hồng hay đỏ, ví dụ trà hoa nữ, cây trà mi...; hoặc tập hợp những cây cùng loại, cùng gieo trồng và thu hoạch trong một thời gian, một đợt, ví dụ trà lúa sớm, trà khoai muộn...; hoặc lẩn vào đám đông nào đó để khỏi bị phát hiện, ví dụ kẻ gian trà trộn vào hành khách đi tàu
Cách dùng 2 chữ này thời nay ở miền Bắc và Nam cũng khác nhau:
+ Miền Bắc vẫn dùng chữ chè chỉ cả cây chè và sản phẩm chè.
+ Miền Nam dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ ràng: chè là cây trồng và trà sản phẩm chế biến từ lá của cây chè
Trong dân gian ngày nay chữ “Chè” như chè xanh, nước chè, chè móc câu, chè nụ, chè khô, chè tươi, chè cành… để chỉ về cây chè và các loại đồ uống có nguồn gốc từ cây chè; chữ “Trà” hiện nay được dùng phổ biến với ý nghĩa chỉ kiểu, cách uống cách chế biến cầu kỳ sang trọng như trà đạo, tiệc trà, trà sen, trà cúc rồi đến các dụng cụ chế biến chè như bình trà, ấm trà, chén trà.
Quan hệ giữa “Chè” và “Trà” thể hiện sự giao lưu văn hóa chế biến và thưởng thức từ cây chè với những phong cách phong tục khác nhau. Những giao lưu ấy khiến cho nghệ thuật uống chè/trà của người Việt Nam ta vừa gần gũi vừa sang trọng, vừa bình dân lại vừa đài các.
Trong phạm vi của của hàng Tú Xương sử dụng “chè” và “trà”:
+ “Chè” chỉ các sản phẩm từ cây chè
+ “Trà” chỉ kiến thức liên quan tới chè về văn hóa thưởng thức
Những Điều cấm kỵ khi uống trà
Đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng
Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy.
Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước trà có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá trà còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.
Nhai nuốt lá trà
Nhai sống lá trà rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
Uống trà ngay sau bữa ăn
Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Các tính toán cho thấy, nếu sau bữa ăn bạn pha 15 g trà uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm 50%, lâu ngày dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Uống nước trà pha để lâu
Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất.
Uống trà quá đặc
Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, việc uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
Uống trà lúc đói
Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói, hiệu suất hấp thu cao nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá trà được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say trà".
Uống trà ngay sau khi ăn thịt dê, thịt chó
Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá trà có nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
Dùng nước trà để uống thuốc
Nhiều người có thói quen dùng nước trà để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà, các chất có trong lá trà như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamin được hòa tan trong nước. Khi dùng nước trà uống thuốc, các thành phần trong nước trà và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.
Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy.
Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước trà có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá trà còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.
Nhai nuốt lá trà
Nhai sống lá trà rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
Uống trà ngay sau bữa ăn
Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Các tính toán cho thấy, nếu sau bữa ăn bạn pha 15 g trà uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm 50%, lâu ngày dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Uống nước trà pha để lâu
Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất.
Uống trà quá đặc
Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, việc uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
Uống trà lúc đói
Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói, hiệu suất hấp thu cao nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá trà được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say trà".
Uống trà ngay sau khi ăn thịt dê, thịt chó
Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá trà có nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
Dùng nước trà để uống thuốc
Nhiều người có thói quen dùng nước trà để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà, các chất có trong lá trà như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamin được hòa tan trong nước. Khi dùng nước trà uống thuốc, các thành phần trong nước trà và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.
Các loại trà giúp eo thon nhỏ.
Không cần luyện tập quá vất vả để “đốt cháy” calo, giữ vòng hai eo thon, nhỏ nhắn. Với “trợ thủ” là các loại trà, bạn có thể giữ bí quyết đẹp dáng, thon eo cho riêng mình. |
1.Trà sen. Dùng trà sen (đặc biệt là trà lá sen) để đảm bảo thể trọng ổn định và giảm béo hiệu quả là bí quyết giữ dáng của những cung tần mỹ nữ Trung Hoa cổ đại. Loại nước uống được chiết xuất từ hoa, lá, của và cả hạt sen không những nâng cao tinh thần thoải mái, mà còn có tác dụng cải thiện sắc mặt hồng hào, có tác dụng giảm béo hiệu quả. Bí quyết: Giữ dáng với trà sen Uống 4- 6 tách trà lá sen mỗi ngày, có tác dụng lợi tiểu và giảm béo. Nên uống khi bụng không “quá tải” để đạt được hiệu quả cao nhất. Dùng trà lá sen để giữ dáng có thêm cái lợi nữa, bạn không cần phải quá ngặt nghèo trong vấn đề ăn kiêng. Bởi sau khi dùng loại trà này một thời gian, tự khắc trà sẽ sản sinh chất đặc biệt thay đổi sở thích ăn uống một cách rất tự nhiên, thường là “miễn dịch” với những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Từ đó có tác dụng giảm cân giữ dáng eo thon. 2. Trà Ấn Độ Jimunaima Đây là một trong những loại trà nổi bật với công hiệu hạn chế sự hấp thụ đường. Jimunaima cũng là một trong những “vị thuốc hay” thường xuất hiện trong y học cổ truyền của Ấn Độ. Trà Jimunaima còn được mệnh danh là “Sát thủ của đường”. Nếu ăn đường sau khi nhai lá trà Jimunaima, bạn sẽ không còn cảm nhận thấy vị ngọt sắc của đường, thay vào đó là một vị ngọt mát, do sự hấp thụ lượng đường và carbohydrate giảm, nhiệt lượng do đó cũng giảm theo, sự chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể cũng giảm đáng kể. Trà Jimunaima không những phát huy tác dụng hiệu quả trong ngăn ngừa thể trọng tăng đột ngột, cải thiện sắc mặt mà còn là trợ thủ đắc lực cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. 3. Trà đen Loại trà này có tác dụng ngăn chặn và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể. Khi nhắc tới béo hoặc tăng cân, chúng ta thường liên tưởng tới vòng hai quá khổ. Tuy nhiên, trà đen lại là “khắc tinh” của những chất béo dư thừa, cho phép bạn giữ vòng hai luôn eo thon, gọn gàng.
Trà đen được tạo bởi quá trình lên men, quá trình này sản sinh chất có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ của các chất béo.
Bí quyết: Muốn trà đen phát huy tác dụng giảm béo hiệu quả cần uống trà đặc, mỗi ngày khoảng 1,5l, uống sau bữa ăn và phải duy trì lâu dài, thường xuyên. 4. Trà đỗ trọng Loại trà này có có tác làm giảm các chất béo trung tính, bởi đỗ trọng chứa thành phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu hao nhiệt lượng, do đó, có tác dụng giảm cân.Ngoài ra, vị thuốc Đông y Đỗ trọng kết hợp với trà xanh có công hiệu lớn trong ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ và duy trì sức khỏe. 5. Trà ô long Trà ô long có thể “đốt cháy” chất béo trong cơ thể. Đây là loại trà cũng gần như được chế biến bằng phương pháp lên men, phần lớn không chứa vitamin C, ngược lại, rất giàu các nguyên tố như sắt, canxi, enzym tiêu hóa và chất phân giải lipit. Bí quyết: Có thể uống trà ô long trước hoặc sau bữa ăn mỗi ngày để đạt hiệu quả thúc đẩy quá trình phân giải chất béo, ngăn chặn cơ thể hấp thu các chất gây tăng cân béo phì, bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể giúp nhuận tràng, mát gan và giảm béo. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét